Các thuật ngữ đá gà thông dụng, ai chơi gà chọi cũng nên biết

Nếu bạn đang có ý định nuôi gà để biến chúng thành “chiến kê” hay tham gia các trận đấu thì nhất định phải nắm vững các thuật ngữ đá gà mà CF68.GAMES tổng hợp dưới đây!

Các thuật ngữ đá gà khi nuôi gà chọi

Đi hơi

Từ này dùng để chỉ việc chuẩn bị cho gà đá những bài tập thể lực. Việc vần hơi được bắt đầu khi gà chọi được khoảng 7 – 8 tháng tuổi. Lúc này, gà đi hơi sẽ được bịt cựa và mỏ (một số chỉ bịt mỏ) để tránh gà dùng mỏ mổ đối thủ hay cắn lông, lấy đà để đá khi chọi gà. Chúng cần phải dùng sức ở chân, mình và cổ để đẩy và đè đối phương, lấy lợi thế cho bản thân.

Gà “đi hơi”

Gà “đi hơi”

Công việc này vô cùng quan trọng bởi nó giúp “chiến kê” tăng sức bền, biết cách tự xoay sở và các sư kê sẽ biết được tính cách của gà chọi để huấn luyện thành lợi thế riêng cho chú gà của mình.

Chạy lồng

Đây là từ chỉ hình thức huấn luyện gà chọi. Theo đó, sư kê sẽ nhốt gà phu vào một lồng tre, bên ngoài chụp bằng một lồng tre có kích thước lớn hơn và thả cho “chiến kê” của mình ở bên ngoài.

Khi hai gà chọi thấy nhau, chúng sẽ “sửng cồ” lên và tìm cách tấn công gà phu. Nhưng do rào cản nên chúng chỉ có thể chạy xung quanh lồng và “đi hơi”. Đây chính là bài tập giúp gà nâng cao sức khỏe, tăng độ dẻo dai và cơ bắp ở chân gà.

Vô nghệ

Chỉ việc bôi lớp nghệ trộn với những bài thuốc vào da gà, giúp da đỏ và dày lên nhằm hạn chế sự tác động của các đòn đá từ gà đối thủ.

Dầm cán

Chỉ việc sư kê giúp chân gà trở nên săn chắc hơn bằng cách ngâm chúng vào thuốc ngâm chân gà trộn với nước muối.

Quần sương

Chỉ việc sư kê cho gà hoạt động vào sáng sớm khi trời còn đọng sương như tập gáy, đập cánh, vươn vai, giúp gà dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Om gà

Chỉ việc tắm rửa và xông hơi cho gà bằng các bài nước thuốc, trà xanh để da gà bóng khỏe, xương chắc hơn và tránh các bệnh thường gặp ở gà chọi.

Các thuật ngữ trong huấn luyện gà chọi

Tiền biệt dưỡng

Dùng để chỉ giai đoạn trước khi biệt dưỡng gà chọi để tăng sức khỏe và sự dẻo dai cho chúng.

Biệt dưỡng

Dùng để chỉ việc chăm sóc gà chọi trong khoảng thời gian trước các trận chọi gà hoặc khi gà bị thương.

Ốp gà

Dùng để chỉ việc chăm sóc đặc biệt cho gà chọi sau giai đoạn biệt dưỡng. Đây là thời điểm gà “tới độ”, đủ pin, có thể tham gia các trận chiến.

Phương pháp dưỡng

Dùng để chỉ phương pháp dưỡng gà trong quá trình biệt dưỡng gà chọi. Thường sư kê sẽ có hai phương pháp sau:

  • Dưỡng thể: Chỉ hoạt động huấn luyện gà chọi thiên về các bài tập thể chất như xổ gà, vần gà,…
  • Dưỡng tâm: Chỉ hoạt động huấn luyện thiên về sự linh hoạt, phản xạ và độ nhạy bén của gà như cho gà làm quen với tiếng ồn, làm quen với nơi đông người,…

Xổ gà

Dùng để chỉ việc cho gà tập các bài đập cánh, tập đá nhằm giúp các sư kê biết được khả năng cũng như lối đá của gà chọi.

Nhử kéo

Là hành động nhử gà nhưng vẫn giữ phần đuôi kéo lại, không cho đá.

Nhử kéo gà

Nhử kéo gà

Các thuật ngữ về các bài tập huấn luyện gà chọi

Bay

Dùng để chỉ hành động sư kê bồng gà chọi lên cao khoảng 1m so với đất, sau đó thả hoặc thảy gà lên để chúng bay, đập cánh và tiếp đất.

Hất

Tương tự như bay nhưng khoảng cách lúc này chỉ là 50cm.

Bật

Tương tự như hất nhưng lúc này sư kê chỉ hất gà tại chỗ chứ không nâng gà lên cao.

Các thuật ngữ về các vật dụng khi nuôi gà

Kê phòng

Dùng để chỉ phòng dành cho gà chọi được chuẩn bị tại các sới gà, trường gà.

Tủ dưỡng

Dùng để chỉ tủ có nhiều ngăn, dễ tháo lắp ra vào và có cửa động, giúp sư kê có thể nhốt gà thuận tiện tại các trường gà.

Tủ xếp

Tương tự như tủ dưỡng nhưng có thể tháo lắp được.

Một nước, một đòn là gì?

Đó là từ chỉ thời gian thi đấu của một hiệp. Từ xưa, người ta sẽ có 2 cách để tính thời gian thi đấu như sau:

  • Cách 1: Đục dưới đáy một lon nước một cái lỗ nhỏ, sau đó cho lon vào thau nước. Khi nước tràn đầy khiến lon chìm xuống thì hết một hiệp chọi gà.
  • Cách 2: Tương tự như cách 1 nhưng thay vì cho vào thau thì người ta cho nước vào lon. Khi nào nước chảy hết thì hết một hiệp đá gà.

Hiện nay, một hiệp đá gà đã được thay thế bằng thời gian thi đấu, thường là 10 – 20 phút tùy vùng miền.

Trên đây là các thuật ngữ đá gà cơ bản và phổ biến. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thuật ngữ cũng như có vài kiến thức cơ bản về bộ môn đá gà thịnh hành này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *