Cách nhớ bài chắn như thế nào cho nhanh và dễ?

Bài chắn là loại bài thú vị nhưng khó chơi, đặc biệt với những người mới thì chỉ riêng nhớ và phân biệt được các lá bài cũng đã rất khó. Hãy cùng với CF68.GAMES tìm hiểu về cách nhớ bài chắn nhanh và dễ, bảo đảm không đánh nhầm quân nhé!

Cách nhớ bài chắn từ cấu tạo

Bài Chắn về cơ bản giống với bài tổ tôm truyền thống, nhưng số lá sẽ ít hơn, do có những lá Nhất Văn/ Nhất Sách/ Nhất Vạn/ Lão/ Thang sẽ bị bỏ bớt, vậy là bộ bài Chắn còn lại 96 lá bài thường & 4 lá chi chi, tổng cộng 100 lá bài (còn tổ tôm là 120 lá).

Bài Chắn có 2 phần: phần Chữ và Số, cả 2 phần đều là ký hiệu để xác định giá trị lá bài và viết bằng chữ Hán nên người mới chơi phải học cách nhớ bài chắn và phân biệt các lá bài trước rồi mới học tới các luật chơi.

Cách nhớ bài chắn là điều đầu tiên bài thủ cần biết để phân biệt các lá bài

Cách nhớ bài chắn là điều đầu tiên bài thủ cần biết để phân biệt các lá bài

Ký hiệu ghi bên phải lá bài sẽ là số và bên trái sẽ là chữ.

  • Số sẽ được tính từ 2 đến 9: Nhị – Tam – Tứ – Ngũ – Lục – Thất – Bát – Cửu (8 số).
  • Phần chữ sẽ là: Vạn – Văn – Sách. Sẽ có 4 lá bài giống nhau trong một bộ.

Cách nhớ bài chắn phần số

Để dễ nhớ thì ta nên chia ra nhớ chữ – số riêng biệt. Gọi tên quân bài thì ghép số + chữ là được. Dù bạn không biết chữ Hán thì chỉ cần ghi nhớ đặc điểm của ký tự sẽ dễ dàng nhận diện:

  • Nhị: Có 2 vạch ngang (二).
  • Tam: Gồm 3 vạch ngang, thực ra là thêm 1 vạch chính giữa Nhị, (三).
  • Tứ: Có hình chữ điền, hình dáng vuông vức (四).
  • Ngũ: Nhìn gần giống chữ “h” hoặc là giống hình người đang ngồi thuyền (五).
  • Lục: Gần giống chữ “nhân”, có 2 chân (六).
  • Thất: Nhìn giống chữ “t” (七)
  • Bát: Là ký hiệu 2 vạch cong đối xứng (八).
  • Cửu: Giống như chữ “r” (九).
Ký hiệu phần số trên lá bài chắn

Ký hiệu phần số trên lá bài chắn

Cách nhớ bài chắn phần chữ

Phần chữ trên quân bài chắn gồm Vạn – Văn – Sách, được ghi ở phía bên trái.

Ký hiệu phần chữ trên lá bài chắn

Ký hiệu phần chữ trên lá bài chắn

Bạn có thể ghi nhớ phần chữ này qua những đặc điểm sau:

  • Vạn: “Vạn vuông”, nhìn như hình người ngồi xếp bằng chống tay (萬) dễ nhầm với số 4 (Tứ – 四).
  • Văn: “Văn Chéo”, nhìn như người ngồi bắt chéo 2 chân (文).
  • Sách: “Loằng ngoằng”, vì chữ Sách có hình dạng rối rắm, phức tạp (索).

Mẹo nhớ bài chắn nhanh nhất, chính xác nhất

Việc nhớ các lá bài là ưu tiên hàng đầu bởi nó là cơ sở để bạn có thể làm quen với các luật, quy định khác khi chơi bài. Vì vậy phải tập cách nhớ bài chắn sao cho chính xác, tuyệt đối không nhầm lẫn.

Để có thể học thuộc tên gọi và phân biệt các quân bài chắn với nhau thật không dễ, các bài thủ mới tập chơi chắn có thể áp dụng các mẹo sau để có thể nhớ nhanh các lá bài:

  • Tách riêng chữ và số để đơn giản hơn, số 2,3,4 thì tương đối dễ, nhưng từ 5 trở lên thì nên cẩn thận nhầm lẫn.
  • Sử dụng các hình ảnh liên tưởng tới các ký tự chữ Hán để sinh động và dễ nhớ hơn cũng là một cách để cụ thể hóa các ký tự tượng hình.
  • Nhắc lại mỗi ngày tương tự như việc học ngoại ngữ để các hình tượng về chữ và số trên lá bài được ghi nhớ sâu hơn.
  • Học thuộc những thế bài và trường hợp đặc biệt cũng là một cách để có thể nhớ bài chắn nhanh và chính xác nhất.

Qua bài viết trên, CF68 đã giới thiệu tới các bạn cách nhớ bài chắn cho những người mới tập chơi. Dù khó chơi nhưng đây là một loại bài rất thú vị và hấp dẫn. Hy vọng bài viết này đã đem tới cho các bạn thông tin hữu ích và có những phút giải trí với bài chắn thật vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *