Nguyên nhân, cách chữa trị bệnh thủy đậu ở gà chọi hiệu quả

Khi thời tiết chuyển mùa cũng lúc vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển. Một trong những virus phổ biến mà nguy hiểm nhất đối với gà chọi, đó chính là virus gây nên bệnh đậu gà. Hãy cùng cf68 khám phá kỹ hơn về bệnh đậu gà với nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa căn bệnh này ở gà chọi qua bài viết sau nhé.

Hình ảnh một chú gà chọi bị bệnh thủy đậu

Hình ảnh một chú gà chọi bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở gà chọi là gì?

Bệnh đậu gà (hay còn gọi là bệnh thủy đậu ở gà chọi) là một căn bệnh gây ra bởi virus đậu gà. Thông thường, các chú chiến kê nằm trong độ tuổi từ 25 đến 50 ngày sẽ dễ mắc căn bệnh này nhất. Gà bị thủy đậu có dấu hiệu nhận biết là mọc mụn ở gần mắt, miệng. Mủ từ mụn sẽ chảy ra khi mụn chín, gây loét niêm mạc. Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị một cách kịp thời, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh đậu ở gà chọi

Về cơ bản, bệnh đậu gà chọi có 2 nguyên nhân chính: Chủ quan từ người nuôi và khách quan từ yếu tố bên ngoài

Nguyên nhân khách quan

Dù nguyên tắc bệnh đậu gà có thể xảy ra quanh năm, chúng phát tán mạnh nhất trong thời kỳ chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân, vốn có thời tiết lạnh, ẩm ướt, thiếu ánh sáng từ mặt trời.

Nguyên nhân chủ quan

Về nguyên nhân chủ quan, các chuồng trại và máng thiếu vệ sinh sẽ làm sinh sôi muỗi, ruồi – những côn trung trung gian lây truyền virus đậu gà. Virus thủy đậu có thể tồn tại tới hơn 50 ngày trong cơ thể ruồi, muỗi trước khi đang truyền vào cơ thể gà chọi.

Ngoài ra, việc thiếu sự cách ly giữa những con gà mắc bệnh và những con khỏe mạnh cũng là yếu tố khiến căn bệnh bùng phát trên diện rộng. Virus thủy đậu ở gà chọi có thể lây lan thông qua vết cắn, vết thương hở ngoài da.

Ruồi, muỗi là tác nhân truyền bệnh đậu ở gà chọi

Ruồi, muỗi là tác nhân truyền bệnh đậu ở gà chọi

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở gà chọi

Bạn có thể thấy biểu hiện của bệnh đậu gà chọi qua 3 dạng: Dạng ngoài da, dạng niêm mạc và dạng hỗn hợp:

  • Dạng ngoài da: Đây là dạng bệnh đậu phổ biến nhất với các dấu hiệu nhận biết như: Mụn bọc mọc chi chít tại mào, yếm, mắt, miệng, mặt trong của cánh, da chân, thậm chí là xung quanh hậu môn. Lúc đầu, gà chọi chỉ bị nổi các nốt sần nhỏ màu đỏ hoặc xám. Sau đó, các nốt dần to ra như hạt đậu, có thể chảy mủ khi đã chín. Cuối cùng, các hạt mụn khi vỡ mủ sẽ cứng lại, tróc vảy và hình thành sẹo.
  • Dạng niêm mạc: Ở dạng này, miệng của gà chọi sẽ chảy ra lớp dịch gồm mủ và màng giả màu trắng. Lớp màng giả khi sẽ sớm bong ra, để lộ phần niêm mạc đỏ viêm nhiễm. Bệnh sẽ sớm lan sang các bộ phận khác trên mặt gà gồm mắt và mũi. Dạng này khiến gà khó thở, bị sốt, kén ăn.
  • Dạng hỗn hợp: Gà ở dạng này sẽ kết hợp biểu hiện của cả 2 dạng trên. Bên cạnh việc mọc mụn bọc mủ trên mặt, gà còn gặp trạng thái khó thở, đau họng, biếng ăn. Gà bị đậu dạng kết hợp thường sẽ kéo dài bệnh tròn từ 3 đến 4 tuần. Gà chọi con sẽ bị bệnh nặng hơn gà chọi lớn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn hẳn.

Bệnh tích của bệnh thủy đậu ở gà chọi là: Gà sẽ bị sụt cân đáng kể do chán ăn, phần cảm quan bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, nội tạng bên trong có thể bị viêm, tụ huyết, dính chất nhầy…

Cách chữa bệnh đậu ở gà chọi hiệu quả

Hiện tại, chưa có thuốc chữa bệnh thủy đậu ở gà chọi đặc trị, người nuôi phải sử dụng các thuốc kháng sinh để loại bỏ virus, thường là các thuốc có chứa Oxytetracylin hoặc Neomycin. Các vết đậu ngoài da của gà có thể sử dụng xanh metylen hoặc glycerin 10% nhằm sát khuẩn.

Để gà có thêm sức đề kháng, bạn có thể bổ sung vitamin, chất điện giải và khoáng chất cho gà. Bạn nên cố gắng cho gà ăn để chúng không bị sụt cân, có thêm sức để chống chọi với bệnh tật.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên sẽ giúp gà chọi ít có cơ hội mắc bệnh đậu gà

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên sẽ giúp gà chọi ít có cơ hội mắc bệnh đậu gà

Cách phòng tránh bệnh đậu gà chọi

Vì không có thuốc đặc trị, người nuôi gà chọi phải kiên trì trong chữa trị. Thay vì “nước đến chân nước nhảy”, bạn có thể áp dụng những lưu ý sau để phòng bệnh ngay từ ban đầu:

  • Tiêm phòng bệnh đậu gà ngay từ khi chiến kê mới chỉ 7 – 21 ngày tuổi. Nhắc lại thêm mũi nữa vào ngày tuổi thứ 112.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho gà chọi, đặc biệt là vitamin A.
  • Vệ sinh chuồng trại và máng được thức ăn cho gà một cách cẩn thận và thường xuyên. Dung dịch phun diệt khuẩn cho chuồng gà bao gồm formol 3%, lodin 1% và phenol 5%. Mỗi lần phun dung dịch trong 30 phút.
  • Có biện pháp diệt ruồi, muỗi để tránh tác nhân truyền bệnh cho gà chọi.

Nhìn chung, bệnh đậu gà thường xảy ra với các chú chiến kê trong khoảng thời gian giao mùa đông xuân. Bệnh có thể khiến gà chọi chán ăn, đau đớn do các vết mụn loét lớn bằng hạt đậu. Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị, phòng tránh bệnh qua biện pháp tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại và nâng cao sức đề kháng cho gà là hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích nhất từ CF68.GAMES về cách phòng và chữa trị bệnh đậu ở gà chọi hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *