Cách chữa trị và phòng bệnh thương hàn ở gà chọi

Bệnh thương hàn, hay còn được gọi là bệnh nhiễm khuẩn Salmonella là căn bệnh thường gặp ở gà chọi. Căn bệnh này có tốc độ lây lan nhanh khủng khiếp, có thể làm các sư kê đau đầu trong việc tìm biện pháp phòng ngừa và chữa trị. Vậy bệnh thương hàn ở gà chọi là gì, cách phòng ngừa và chữa trị cho gà mắc bệnh này như thế nào, cùng cf68  tìm hiểu ở bài viết sau.

Một chú gà chọi trưởng thành có dấu hiệu bị thương hàn

Một chú gà chọi trưởng thành có dấu hiệu bị thương hàn

Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh thương hàn (hay bệnh nhiễm khuẩn Salmonella) là một căn bệnh truyền nhiễm thể cấp tính do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Thương hàn ở gà chọi không chừa bất kỳ độ tuổi nào của con vật, dù mới vài tháng tuổi hay đã trưởng thành.

Bạn có thể tìm thấy mầm bệnh Salmonella trong máu, nội tạng, tủy xương của gà con; hay trong buồng trứng, dịch hoàn và nội tạng của gà lớn.

Triệu chứng Bệnh thương hàn

Thông thường, bệnh thương hàn ở gà có thời gian ủ bệnh từ 3 cho đến 4 ngày. Triệu chứng ở mỗi đối tượng gà lại khác nhau:

Triệu chứng thương hàn ở gà con

Ngay từ trong khi gà ở trong trứng, bệnh thương hàn đã có thể tấn công các gà con, với các biểu hiện gồm:

  • Vào cuối ngày thứ 18, bạn thấy gà mổ mỏ nhưng phôi chết khá nhiều. Dù phôi không chết, gà mắc thương hàn thường rất yếu, thể trạng còi cọc.
  • Vào cuối ngày 21, vì quá yếu nên gà chọi con không thể đập vỡ trứng.
  • Một số biểu hiện ở gà con đã nở khi bị thương hàn gồm: Phân trắng có chứa nhầy, phân dính vào hậu môn và bị vón cục. Thời điểm gà chết nhiều nhất thường trong khoảng từ ngày thứ 5 tới 7 sau khi nở và từ ngày thứ 13 đến 15 sau nở.

Triệu chứng thương hàn ở gà trưởng thành

  • Bệnh thương hàn ở gà chọi trưởng thành thường khó phát hiện hơn với những biểu hiện gồm: Tiêu chảy phân màu xanh, mào màu nhợt nhạt…
  • Gà có dấu hiệu chán ăn, ủ rũ, sút cân thấy rõ.
Bệnh thương hàn cùng các triệu chứng của bệnh ở gà

Bệnh thương hàn cùng các triệu chứng của bệnh ở gà

Với những con gà bị chết, bệnh tích thể hiện ở những điểm sau:

  • Ở gà con, túi lòng đỏ có mùi hôi khắm và chứa dịch nhầy trắng, nội tạng như gan sưng to, có dấu hiệu bị hoại tử.
  • Ở gà trưởng thành, gan và nội tạng có dấu hiệu bị hoại tử, viêm loét.

Cách chữa Bệnh thương hàn cho gà chọi hiệu quả

Đầu tiên, trước khi tính tới chuyện sử dụng thuốc cho gà chọi, bạn cần tách riêng những con có dấu hiệu bị bệnh nặng ra khỏi đàn để có phương hướng điều trị hiệu quả, chăm sóc đặc biệt.

Chữa thương hàn cho gà chọi bằng cách tiêm

Bạn lựa chọn các loại kháng sinh có khả năng kháng vi khuẩn Salmonella, bao gồm: Vimefloro FDP 1ml cho 5kg trọng lượng gà, 1 lần/ngày, liều lượng dùng cho 4 đến 5 ngày liên tục.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh thay thế như: Tylovet 1ml/5kg trọng lượng gà, 1 lần/ngày, dùng trong 4 – 5 ngày; Enroxic LA 1ml/25kg trọng lượng, cách 48 giờ/liều, dùng 3 liều.

Cùng với đó, bạn dùng các loại thuốc bổ trợ cơ thể để gà hồi phục nhanh hơn, ở đây là Vimekat với 1ml/5kg thể trọng, liều lượng dùng 2-3 liều.

Chữa thương hàn cho gà chọi bằng cách uống

Với phương cách uống, cách này sẽ hiệu quả hơn với những chú gà chọi mắc thương hàn ở thể nhẹ hơn. Các loại thuốc kháng sinh bạn cần sử dụng cho gà trong trường hợp bị mắc bệnh bao gồm:

  • Vimefloro FDP, một ngày dùng liều lượng 1ml/10kg thể trọng, tương đương 1ml/lít nước uống. Dùng liên tục từ 5 đến 7 ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng Vimeflorcol 400, trộn 1kg cho 1 tấn thức ăn, dùng liên tục trong 7 ngày; hoặc Vimenro 200 1ml cho 10 – 15kg thể trọng, tương đương 1ml/1 – 1,5 lít nước uống, dùng trong liên tục 5 đến 7 ngày.

Về các loại thuốc bổ trợ, bạn dùng Elecamin (2ml cho 1 lít nước uống) kết hợp với Glucose KC (1g cho 1 lít nước uống), liều lượng dùng cho tối đa 7 ngày liên tục.

Khi cho gà chọi uống, bạn lưu ý không để chúng tống quá nhiều thuốc cùng một lúc. Việc cho thuốc nên thực hiện như sau: Buổi sáng dùng thuốc đặc trị, buổi chiều và đêm dùng thuốc bổ trợ.

Tiêm phòng cho gà là biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh thương hàn

Tiêm phòng cho gà là biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh thương hàn

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà chọi

Trong nhiều trường hợp, gà con bị mắc thương hàn là do lây truyền từ bố mẹ. Nhưng nhiều trường hợp, gà bị mắc thương hàn do máy ấp, môi trường xung quanh hoặc chủ quan hơn là do chưa tiêm phòng vaccine. Chính vì thế, bạn cần đưa gà đi tiêm vaccine sớm với 2 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau khoảng từ 3 đến 4 tuần.

Quan trọng hơn, bạn cần phải có ý thức vệ sinh chuồng trại và máng ăn cho gà chọi thường xuyên để tránh sự hình thành và phát triển của vi khuẩn Salmonella.

Nhìn chung, bệnh thương hàn ở gà chọi là căn bệnh tương đối nguy hiểm, có thể tấn công gà ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khi gà mắc bệnh, bạn sử dụng thuốc kháng sinh và bổ trợ với liều lượng đã được quy định sẵn trong từ 5 – 7 ngày để chiến kê sớm hồi phục bệnh. Về phòng bệnh, việc tiêm phòng cho gà và vệ sinh chuồng trại là điều cần phải làm để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Salmonella. Cảm ơn bạn đã cùng CF68 đồng hành trong bài viết hữu ích này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *